Phục vụ dưới thời Tào Duệ Tào Chân

Tào Chân cầm chiếc rìu trong tay dẫn đại quân chống lại hai cuộc Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng

Năm 226, khi Tào Phi lâm bệnh nặng, ông đã ra lệnh cho Tào Chân, Trần Quần, Tư Mã Ý và những người khác trợ giúp con trai của mình là Tào Duệ, người sau này kế vị ông trở thành hoàng đế thứ hai của nước Ngụy.[20] Sau khi đăng cơ, Tào Duệ thăng chức cho Tào Chân từ Hương hầu lên Lăng hầu, hiệu là Thiệu Lăng hầu (邵陵侯),[lower-alpha 2] và đồng thời phong cho ông làm Đại tướng quân (大將軍)[22] vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm 227.[23]

Loạn Thiên Thủy

Bài chi tiết: Loạn Thiên Thủy

Vào mùa xuân năm 228,[24] Gia Cát Lượng, Thừa tướng của nước Thục Hán, phát động chiến dịch đầu tiên của một loạt các chiến dịch quân sự tấn công vào nước Ngụy; Gia Cát Lượng dẫn quân Thục tấn công Kỳ Sơn (祁山; vùng núi xung quanh Lễ, Lũng Nam ngày nay). Đồng thời, Gia Cát Lượng ra lệnh cho Triệu VânĐặng Chi dẫn một đội quân đến Ky Cốc (箕谷) và giả vờ như đang chuẩn bị tấn công My Huyện (郿縣; phía đông nam của huyện Phù Phong, Thiểm Tây ngày nay) để khiến quân Ngụy bị phân tâm và không để ý đến Kỳ Sơn nữa. Lần lượt ba quận của nước Ngụy là Nam An (南安, Lũng Tây, Cam Túc ngày nay) và Thiên Thủy cùng An Định (安定, Trấn Nguyên, Khánh Dương ngày nay) đều ngay lập tức dâng thành đầu hàng quân Thục.[25][26]

Khi triều đình nước Ngụy nhận được tin báo từ biên ải, Tào Duệ đã ra lệnh cho Tào Chân dẫn quân chống lại cuộc xâm lược. Tại Ky Cốc, Tào Chân dễ dàng đánh bại Triệu Vân và Đặng Chi, những người đã được giao nhiệm vụ dẫn quân già yếu làm nghi binh để đánh lạc hướng quân Ngụy. (Quân chủ lực của Thục do Gia Cát Lượng chỉ huy thì tập trung tấn công Kỳ Sơn).[27] Trong khi đó, một tướng Ngụy khác là Trương Cáp đem quân tấn công và đánh bại Mã Tắc trong Trận Nhai Đình.[28] Vào khoảng thời gian đó, Dương Điều (楊條) ở quận An Định tập hợp được một số người, đã bắt một số quan địa phương làm con tin và chiếm được phủ thu thuế. Khi Tào Chân đem quân tái chiếm quận An Định, Dương Điều tự trói mình rồi ra hàng. Gia Cát Lượng và quân Thục lui quân sau khi biết tin Mã Tắc đã bại trận. Quân Ngụy dưới sự chỉ huy của Tào Chân và Trương Cáp đã tận dụng cơ hội này để dập tắt các cuộc nổi loạn ở ba quận và lập lại trật tự.[29]

Cuộc vây hãm Trần Thương

Sau khi đẩy lùi cuộc xâm lược đầu tiên của quân Thục, Tào Chân nhận ra rằng nếu quân Thục đưa quân xâm phạm nước Ngụy một lần nữa thì họ sẽ tấn công Trần Thương (陳倉; phía đông Bảo Kê, Thiểm Tây ngày nay). Sau đó, ông giao việc bảo vệ Trần Thương cho Hác Chiêu và Vương Sanh (王生) và ra lệnh cho họ tăng cường phòng thủ cửa ải. Đúng như dự đoán của Tào Chân, Gia Cát Lượng thực sự đã dẫn quân Thục tấn công Trần Thương vào mùa xuân năm 229. Hác Chiêu và quân phòng thủ của nước Ngụy đã chuẩn bị kỹ càng từ trước, họ đã giữ vững được thành Trần Thương trước cuộc tiến công của quân Thục. Gia Cát Lượng ra lệnh rút lui sau khi không phá được thành Trần Thương. Với chiến công này của Tào Chân, Tào Duệ đã ban thêm thực ấp cho Tào Chân lên thành 2.900 hộ và cho ông được hưởng bổng lộc cả đời.[30]

Từ bỏ ý định tấn công nước Thục vào phút chót

Năm 230, Tào Duệ triệu Tào Chân đến kinh đô Lạc Dương và phong cho ông làm Đại tư mã (大司馬). Tào Chân được phép mang kiếm và đi giày khi vào triều, cũng như không cần phải đi thật nhanh lúc yết triều.[31]

Lúc thương nghị với Tào Duệ, Tào Chân đã đề xuất phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn vào nước Thục từ nhiều hướng để loại bỏ mối đe dọa từ phía tây này một lần và mãi mãi. Tào Duệ đồng ý và đích thân ông tiễn Tào Chân xuất binh khỏi Lạc Dương.[32] Vào tháng 9 năm 230, Tào Chân dẫn một đội quân từ Trường An tấn công nước Thục thông qua hướng Tử Ngọ Cốc (子午谷). Cùng lúc đó, một đội quân khác do Tư Mã Ý chỉ huy theo lệnh của Tào Duệ tiến đánh nước Thục từ Kinh Châu (荊州) khi cho quân đi dọc theo sông Hán Thủy. Hai cánh quân hẹn gặp nhau tại huyện Nam Trịnh (南鄭縣; thuộc Hán Trung, Thiểm Tây ngày nay). Các nhóm quân Ngụy khác cũng chuẩn bị tấn công nước Thục từ Tà Cốc (斜谷). Tuy nhiên, cuối cùng chiến dịch đã phải hủy bỏ vào tháng 10 năm 230[33]sạn đạo dẫn vào nước Thục bị hư hại quá nhiều khiến quân Ngụy không thể băng qua, thêm vào đó là mùa mưa kéo dài hơn 30 ngày.[34]

Qua đời

Tào Chân bị ốm lúc trở về Lạc Dương và nằm liệt giường trong những tháng sau đó. Trong khoảng thời gian trên, Tào Duệ đã đích thân đến thăm Tào Chân để kiểm tra bệnh tình của ông. Tào Chân cuối cùng cũng qua đời vì bệnh vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm 231. Ông được Tào Duệ phong thụy là Nguyên hầu (元侯).[35][1]